Theo ông Tự, sau 5 năm gia nhập WTO, số lượng DN của VN tăng rất nhanh trong những năm gần đây và mục tiêu có 500.000 DN đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thực tế cũng phản ánh sự chuẩn bị của các DN VN chưa tốt. Thứ nhất là quản trị DN chưa đạt được trình độ mong muốn. Thứ hai là tích tụ vốn của DN chưa nhiều. Thứ ba là kinh nghiệm của DN hạn chế. Bên cạnh đó các DN còn phải chịu cộng hưởng của khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Hệ quả là đã có những DN không đủ năng lực phải ngừng hoạt động. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng chững lại vì khó khăn từ thị trường tài chính của họ chứ không phải do thị trường VN không có khả năng sinh lời. Trào lưu mới là Nhật Bản và một số nước đang tìm đến thị trường VN là chỗ họ tin rằng sẽ là điểm đầu tư tốt trong khu vực
- Chúng ta đã thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI đáng kể, và học được nhiều kinh nghiệm từ các DN FDI, thưa ông ?
Trong 5 năm 2006 -2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 45 tỉ USD. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt 146 tỉ USD, gấp 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Ngoài nguồn vốn qua đầu tư trực tiếp còn có nguồn vốn vào thông qua thị trường chứng khoán, tài chính.
Có thể khẳng định nếu không có cam kết WTO thì đầu tư sẽ không tăng mạnh, và ngược lại nếu chúng ta không có những chính sách tốt ở trong nước thì dù có ra nhập WTO nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ không tham gia vào thị trường VN.
Các DN nước ngoài mang vốn, các kỹ năng quản lý và công nghệ vào VN. Chẳng hạn như Tập đoàn Canon tại VN, hàng tồn kho của họ chỉ trong vòng 24 giờ, còn hàng trong kho của các DN VN có khi 3 - 6 tháng làm cho chi phí vốn lên cao. Và trên thực tế, cộng đồng DNVN đã học được nhiều điều: Thứ nhất là số lượng DN phát triển nhanh; Thứ hai, nhiều DN đã bỏ được tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, chủ động tích cực hơn trong quá trình hoạt động, thích nghi với cơ chế thị trường; Thứ ba có những DN phát triển nhanh và họ đã tính đến chuyện mua lại các DN nước ngoài, chẳng hạn như Khách sạn Victoria của nhà đầu tư nước ngoài đã được Cty Thiên Minh của VN mua lại.
- Nhưng trên thực tế, sau 5 năm gia nhập WTO, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các DN VN còn rất hạn chế, thưa ông ?
Đúng vậy. Thứ nhất đối với các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: nông, lâm, thủy hải sản… chúng ta chưa chế biến sâu được nên các sản phẩm cung ứng cho thị trường thế giới chủ yếu là nguyên liệu, giá trị gia tăng rất thấp. Chẳng hạn 1 kg café nhân thì chưa mua nổi một cốc café. Thứ hai là sản phẩm của công nghiệp, đa số sản phẩm điện tử xuất khẩu là của DN có vốn đầu tư nước ngoài; Thứ ba là dịch vụ của chúng ta cũng còn rất yếu - mới chỉ chiếm chưa đến 40% GDP trong khi đó với Mỹ là 80% GDP, các nước OECD là 60%. Đây là những vấn đề chúng ta cần phải sớm cải thiện trong thời gian tới.
- Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất đối với DNVN trong thời gian tới ?
- Bên cạnh những thách thức trên, thì việc xây dựng và hoàn thiện thể chế theo cam kết WTO của VN cũng là một thách thức không nhỏ ?
Tôi cho rằng, về Luật pháp nói chung chúng ta xây dựng tương đối tốt nhưng văn bản dưới luật và hành chính của chúng ta còn chậm. Ví dụ, quy trình cấp phép một dự án xây dựng tại các nước trong khu vực thường trong 6 tháng nhưng chúng ta tới 2,5 năm. Như vậy, nhà đầu tư sẽ bị đọng vốn và đẩy chi phí lên. Đây là điều mà chúng ta phải nghiêm túc, quyết liệt sửa sớm, làm sao có những văn bản để thực thi luật sớm hơn.
Một vấn đề khác cần chú ý đó là môi trường, chẳng hạn Singapore cấp giấy phép cho một dự án chỉ trong vòng 7 ngày mà thực chất là chỉ trong vòng 1 ngày còn 6 ngày còn lại là để xem xét vấn đề môi trường, còn chúng ta ngược lại môi trường cho qua rất nhanh còn các thủ tục khác thì lại kéo dài. Vấn đề môi trường nếu không xem xét kỹ sẽ phải trả giá rất đắt trong tương lai.